Tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được ứng dụng rất nhiều trong công việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của con người. Hãy cùng Duocsi.online tìm hiểu chi tiết về tác dụng của loại tinh dầu này qua bài viết dưới đây.
Tinh dầu tràm trà là gì?
Tinh dầu tràm trà
Cây tràm trà thường có nguồn gốc từ Úc và được các bộ tộc bản địa sử dụng rất nhiều cho mục đích chữa bệnh. Loại cây này là thực vật thường xanh, phát triển khoảng 3-8 mét. Lá cây có hình kim màu xanh đậm, vỏ trắng và hoa sẽ có nhiều màu sắc đẹp. Loại cây tràm trà này thường có khoảng 200 loài.
Lá cây tràm trà thường được chưng cất bằng hơi nước để thu được tinh dầu. Tinh dầu tràm trà thường có mùi hương thân thảo, tươi mát và rất sạch sẽ. Thành phần chính bao gồm terpineol, cineol và Terpineol. Đặc tính kháng virus và kháng khuẩn mạnh mẽ giúp tràm trà trở thành chất làm sạch mạnh mẽ, chăm sóc cơ thể và sắc đẹp của cả gia đình.
Dầu tràm trà có thể phối hợp cùng với các loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu chanh, tinh dầu cam, tinh dầu quýt… Sự kết hợp hoàn hảo này có tác dụng phóng đại hương thơm độc đáo, mang tới những trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Những tác dụng tuyệt vời của dầu tràm trà
Dưới đây là một số review tinh dầu tràm trà về công dụng tuyệt vời của chúng trong cuộc sống:
Chống nấm
Dầu tràm trà chống nấm
>> Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho bé hiệu quả và an toàn
Phần lớn các nghiên cứu trước đây thường chỉ tập trung nghiên cứu tác dụng của dầu tràm trong việc điều trị nấm Candida albicans - một loại nấm gây nên các bệnh về da, bộ phận sinh dục, cổ họng hay miệng. Loại tinh dầu tràm trà có khả năng gây ức chế Candida Albicans bằng cách thay đổi tính thấm màng tế bào của vi khuẩn này.
Ngoài ra, trong các nghiên cứu sau này, tinh dầu này còn được chứng minh là có khả năng tiêu diệt các loại nấm men, nấm da và nấm sợi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Terpineol có khả năng tăng cường tác dụng của fluconazole - 1 loại thuốc kháng nấm.
Kháng khuẩn hiệu quả
Dầu tràm trà có khả năng ngăn ngừa nhiều căn bệnh nhiễm trùng, trong đó có bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Với đặc tính kháng khuẩn cao, loại tinh dầu này có khả năng phá hủy thành tế bào vi khuẩn giúp gây ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn và giúp diệt khuẩn.
Hỗ trợ hệ hô hấp
Hỗ trợ hệ hô hấp
Một trong những tác dụng tuyệt vời của dầu tràm trà không thể bỏ qua chính là hỗ trợ hệ hô hấp. Hương thơm của loài cây thân thảo tươi mát này có thể giúp hỗ trợ hệ hô hấp được tốt hơn. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả.
Khử mùi
Tác dụng của tinh dầu tràm trà được ưa chuộng nhất có lẽ chính là làm se và khử trùng tự nhiên vô cùng hiệu quả. Chúng giúp làm se lỗ chân lông, loại bỏ độ ẩm dư thừa, mang theo đặc tính hút mồ hôi tự nhiên
Đối với tác dụng kháng khuẩn: Như đã nói ở trên, mồ hôi tiết ra có hại phần lớn là do vi khuẩn bám vào các phân tử mồ hôi, phá vỡ chúng thành các hợp chất có mùi hôi hơn. Trong khi đó, tinh dầu tràm trà lại có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây ra mùi.
Đối với tác dụng chống nấm: Cũng giống như vi khuẩn, nấm có thể ăn các hợp chất tiết ra từ mồ hôi. Dầu tràm trà là một chất phụ gia phổ biến được sử dụng trong việc khử mùi hôi chân vì chúng có thể chống lại quá trình phát triển của nấm trong môi trường ấm và ẩm.
Giảm mụn trứng cá hiệu quả
Trị mụn trứng cá
Chiết xuất từ tinh dầu tràm trà đã được đánh giá cao trong việc làm giảm mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Nghiên cứu lâm sàng trên 60 bệnh nhân bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình, được chia ra thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Điều trị bằng gle dầu cây tràm trà
- Nhóm 2: Sử dụng giả dược.
Kết quả thu được, điều trị mụn trứng cá bằng dầu tràm trà sẽ giúp giảm hẳn số lượng mụn và cải thiện mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá hơn so với các loại giả dược.
Hiện nay trện thị trường cũng bày bán rất nhiều loại serum trị mụn tinh dầu tràm trà, sữa rửa mặt tinh dầu tràm trà và được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng.
Ngăn chặn tình trạng viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc được biết tới là một dạng của bệnh chàm do tiếp xúc nhiều với chất kích ứng hoặc các chất gây dị ứng.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để so sánh hiệu quả điều trị của dầu tràm trà so với một số loại chế phẩm điều trị viêm da như oxit kẽm hay clobetasone butyrate.
Kết quả cũng cho thấy rằng, tinh chất của cây tràm trà có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn tình trạng viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, dầu tràm trà lại không có tác dụng đối với tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng và mày đay.
Trên đây là một số chia sẻ của Duocsi.online về tác dụng của dầu tràm trà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại tinh dầu này và có những phương án sử dụng chúng một cách hiệu quả, an toàn.