Các thông tư thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

thông tư thuốc kê đơn

Khi hoạt động trong ngành dược, bạn cần phải nắm được các thông tư thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn một cách kịp thời để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Thông tư số 52/2017/TT-BYT 

Thông tư số 52/2017/TT-BYT về thuốc kê đơn và không kê đơn

>> Những điều cần biết quanh việc kê đơn thuốc kiểm soát đặc biệt

Đây là thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.

Đối tượng áp dụng của thông tư 52/2017 kê đơn thuốc gồm có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và có đăng ký hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh; y sỹ có chứng chỉ hành nghề và có đăng ký nghề tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến 4; cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép; cơ sở bán lẻ thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại cơ sở bán lẻ thuốc; người bệnh và người đại diện của người bệnh có đơn thuốc; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến đơn thuốc và kê đơn thuốc.

Trong thông tư này có ban hành kèm với các mẫu đơn thuốc gồm mẫu đơn thuốc, mẫu đơn thuốc gây nghiện và mẫu đơn thuốc hướng thần, thuốc tiền chất.

Cùng với đó là 10 nguyên tắc kê đơn thuốc:

10 nguyên tắc kê đơn thuốc

>> Kê đơn thuốc điện tử đang ngày càng phổ biến

  1. Chỉ được kê đơn thuốc khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh
  2. Đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh
  3. Mục tiêu của đơn thuốc là an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên thuốc kê đơn dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
  4. Kê đơn thuốc cần phải phù hợp với các tài liệu:- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám chữa bệnh xây dựng theo quy định tại thông tư số 21/2013/TT_BYT- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành- Hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc

    - Dược thư quốc gia Việt Nam

  5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại thông tư này.
  6. Với những bệnh nhân phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được ủy quyền bởi người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh xem kết quả khám bệnh của các chuyên khoa rồi trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp nhất để kê đơn.
  7. Bác sỹ và y sỹ tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến 4 được khám chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4.
  8. Nếu trong trường hợp cấp cứu thì bác sỹ, y sỹ thuộc đối tượng áp dụng của thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của người bệnh
  9. Trong đơn thuốc không được có các nội dung sau:
  • Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng và chữa bệnh
  • Các thuốc không được lưu hành hợp pháp
  • Mỹ phẩm
  • Thực phẩm chức năng

Trong thông tư này cũng có những yêu cầu về hình thức và nội dung kê đơn thuốc; kê đơn thuốc gây nghiện; kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS; kê đơn thuốc hướng thần, thuốc tiền chất; kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử.

Thông tư thuốc kê đơn 52/2017 còn quy định về thời hạn có giá trị của đơn thuốc; những quy định khi trả lại thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần khi không sử dụng hoặc sử dụng không hết; về việc lưu đơn và tài liệu về thuốc; tổ chức thực hiện; hiệu lực thực thi hành; điều khoản tham chiếu và trách nhiệm thi hành thông tư này.

>> Quy chế kê đơn thuốc mà dược sĩ cần biết

Thông tư số 07/2017/TT-BYT về danh mục thuốc không kê đơn

Thông tư số 07/2017/TT-BYT

>> Số đăng ký thuốc kê đơn và những điều cần biết

Thông tư này ban hành danh mục thuốc không kê đơn. Chính vì vậy mọi người còn gọi đây là thông tư 07 thuốc không kê đơn.

Tại thông tư này có những nguyên tắc xây dựng và các tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc không kê đơn. Có 4 nguyên tắc để xây dựng danh mục thuốc không kê đơn đó là đảm bảo an toàn cho người sử dụng; đảm bảo tiếp cận thuốc kịp thời đến người dân; phù hợp với thực tế sử dụng và cung ứng thuốc của Việt Nam; hòa hợp với các nguyên tắc, quy định phân loại thuốc không kê đơn của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Các tiêu chí để lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc không kê đơn

  • Thuốc có độc tính thấp. Khi bảo quản hoặc sử dụng không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính. Không có những phản ứng gây hại nghiêm trọng đã được biết hoặc đã được khuyến cáo có phản ứng có hại dẫn đến một trong những hậu quả sau: tử vong, đe dọa đến tính mạng, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, buộc người bệnh phải nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện của người bệnh, để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn cho người bệnh hay bất kỳ phản ứng có hại khác gây hậu quả nghiêm trọng về mặt lâm sàng cho người bệnh do người hành nghề khám, chữa bệnh đánh giá và nhận định.
  • Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng
  • Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không phải là bệnh nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị.
  • Đường dùng, dạng thuốc đơn giản, nồng độ và hàm lượng phù hợp với việc tự điều trị
  • Thuốc ít gây tương tác
  • Thuốc ít có khả năng gây ra lệ thuộc thuốc
  • Thuốc ít có nguy cơ bị sử dụng sai mục đích, lạm dụng
  • Thuốc có thời gian lưu hành tại Việt Nam tối thiểu từ 5 năm trở lên.

Trong thông tư 07 bộ y tế thuốc kê đơn có ban hành kèm theo danh mục thuốc không kê đơn. Bên cạnh đó còn có mục đích ban hành danh mục thuốc không kê đơn; hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành.

Trên đây là thông tư thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn mà chúng ta cần nắm để thực hiện. Bạn có thể tìm đọc thông tư chi tiết để biết chi tiết và cụ thể hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *