Cách sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn trong nhà thuốc là yếu tố vô cùng quan trọng và gần như bắt buộc mà bất cứ quản lý quầy thuốc nào cũng cần quan tâm. Điều này không chỉ giúp nhà thuốc của bạn thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm, kê đơn mà còn giúp quá trình xét duyệt nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Dưới đây duocsi.online sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết cách sắp xếp tủ thuốc kê đơn và không kê đơn khoa học nhất.
Cách sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn
Cách sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn
Thuốc vốn là mặt hàng có số lượng đầu sản phẩm, tên thuốc và các thương hiệu vô cùng lớn. Tuy nhiên bạn có thể chia thành các nhóm mặt hàng riêng biệt như dược phẩm sử dụng để điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế… Nhà thuốc cần phải có danh mục các nhóm thuốc theo cách trưng bày để dễ dàng nhận biết và tránh sai sót khi sắp xếp hoặc lúc lấy thuốc bán cho người tiêu dùng.
Đối với những nhà thuốc không sử dụng công nghệ để quản lý như các phần mềm quản lý nhà thuốc thì cần nhận biết được các loại mặt hàng để có thể dễ dàng sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn trong kho cũng như ngoài quầy để có thể đảm bảo được tính khoa học, hợp lý, đúng vị trí và dễ dàng tìm kiếm, kiểm thuốc.
Thông thường, thuốc sản xuất sẽ được chia thành 2 nhóm là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Dược sĩ cần phải biết cách sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn để đảm bảo không gây nhầm lẫn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng.
- Thuốc không kê đơn được phân loại dựa theo Thông tư số 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn (bao gồm khoảng 250 hoạt chất)
- Thuốc kê đơn được phân thành 30 nhóm dựa vào công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
Một số cách sắp xếp thuốc khác trong nhà thuốc
Bên cạnh cách sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn, các dược sĩ có thể tham khảo thêm một số cách sắp xếp thuốc khác sau đây:
Sắp xếp thuốc theo nhóm yêu cầu bảo quản
Sắp xếp thuốc theo nhóm yêu cầu bảo quản
Mỗi nhà thuốc đều cần phải đảm bảo về tiêu chuẩn nhiệt độ trong nhà thuốc để có thể duy trì được chất lượng của thuốc, đồng thời đảm bảo không làm biến đổi chất và các thành phần có trong thuốc. Bên cạnh đó, những loại thuốc đặc biệt buộc phải bảo quản theo yêu cầu riêng nên phải sắp xếp thuốc theo nhóm hợp lý.
- Các loại thuốc kháng sinh hay thuốc hạ sốt… có thể bảo quản ở điều kiện bình thường
- Các loại vắc xin, viên đạn hạ sốt hay những loại dược phẩm có mùi, dễ bị bay hơi, dễ bị phân hủy thì cần phải được bảo quản trong nhiệt độ và môi trường đặc biệt.
Tùy theo yêu cầu của quy định chuyên môn hiện hành
Bên cạnh cách sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn, bạn còn có thể sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của quy định chuyên môn hiện hành. Một số loại thuốc hay sản phẩm đặc biệt cần phải được sắp xếp tại các khu vực riêng biệt để bảo đảm tuyệt đối về tính an toàn cũng như hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
- Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc độc trong bảng A, bảng B cần phải được áp dụng cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc riêng hoặc phải được chứa trong các ngăn tủ riêng và có khóa chắc chắn. Đồng thời cũng cần đảm bảo nhiệt độ, điều kiện bảo quản đúng theo quy chế chuyên môn của ngành Dược hiện hành.
- Hàng chờ xử lý: Cần phải được xếp vào khu vực riêng và cần được gắn nhãn bên ngoài “Hàng chờ xử lý”
- Đối với các loại mặt hàng dễ vỡ, các loại chất lỏng được đóng trong chai hay ống truyền, ống tiêm thì cần được để ở phía trong cùng cũng như tuyệt đối không được xếp chồng lên các loại khác, tránh chồng chéo lên nhau.
- Để có thể quản lý được nhà thuốc hợp lý, bạn cũng có thể sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn hoặc dựa vào các nguyên tắc khác như theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; theo hãng sản xuất; theo các dạng thuốc…
Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo nguyên tắc FEFO & FIFO
Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo nguyên tắc FEFO & FIFO
- Nguyên tắc sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FEFO nghĩa là hàng có hạn sử dụng còn lại ngắn hơn sẽ được xếp ra ngoài còn hàng có hạn sử dụng dài hơn sẽ được xếp vào bên trong
- Nguyên tắc sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FIFO nghĩa là hàng hóa được sản xuất trước - xuất trước và lô nhập trước - xuất trước
Trên đây là chia sẻ của duocsi.online về cách sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp các dược sĩ có thêm kinh nghiệm sắp xếp thuốc trong nhà thuốc một cách gọn gàng và khoa học.