Quy trình bán thuốc không kê đơn

quy trình bán thuốc không kê đơn

Việc áp dụng quy trình vào hoạt động bán thuốc là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp các dược sĩ luôn kiểm soát được quá trình bán thuốc của mình. Giảm thiểu sai sót khi bán thuốc để hạn chế gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình bán thuốc không kê đơn.

Quy trình bán thuốc không kê đơn là gì?

Quy trình bán thuốc không kê đơn là gì?

>> Số đăng ký thuốc kê đơn và những điều cần biết

Quy trình bán thuốc không kê đơn là hoạt động phân phối thuốc mà không cần có đơn của bác sĩ. Các loại thuốc không kê đơn có các tiêu chí sau:

  • Các loại thuốc không kê đơn sẽ có độc tính thấp và không tạo ra những sản phẩm phân hủy có độc tính
  • Thuốc có phạm vi liều dùng rộng,, an toàn với nhiều đối tượng khác nhau, ít gây ra các ảnh hưởng đến quá trình điều trị các bệnh lâm sàng
  • Thuốc sẽ không gây ra các hậu quả nghiêm trọng như sinh con dị dạng, phải nhập viện, nguy hiểm đến tính mạng
  • Thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh thông thường, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà mà không cần sự theo dõi, thăm khám thường xuyên của bác sĩ
  • Thuốc ít tương tác với các loại đồ ăn thức uống hằng ngày
  • Thuốc không gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc
  • Thuốc có cách dùng đơn giản

Quy trình bán thuốc không kê đơn tại nhà thuốc

Quy trình bán thuốc không kê đơn tại nhà thuốc

Quy trình bán thuốc không kê đơn tại nhà thuốc thường có 6 bước sau:

Bước 1: Nhận thông tin từ khách hàng

Bước này sẽ được chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Khách hàng hỏi mua 1 loại thuốc cụ thể. Lúc này dược sĩ sẽ phải tìm hiểu các thông tin từ khách như:

  • Thuốc sẽ được dùng để điều trị bệnh gì? Người dùng thuốc có những triệu chứng gì?
  • Người dùng thuốc bao nhiêu tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại như thế nào?
  • Người bệnh có đang sử dụng loại thuốc nào khác không
  • Người bệnh trước đây đã sử dụng loại thuốc này chưa? Nếu đã dùng rồi thì cho hiệu quả như thế nào?
  • Từ những thông tin mà khách hàng cung cấp thì xác định xem các triệu chứng của người bệnh có thể được chữa khỏi bởi loại thuốc khách muốn mua hay không

Trường hợp 2: Khách muốn được tư vấn thuốc chữa bệnh thông thường

  • Dược sĩ tìm hiểu các thông tin về người bệnh như tuổi tác, các triệu chứng của bệnh, tình hình sức khỏe hiện tại
  • Bệnh nhân có đang dùng loại thuốc nào không? Có đang mắc phải bệnh mãn tính nào không?
  • Trước đó bệnh nhân đã dùng thuốc nào khác để điều trị bệnh này chưa? Có gặp phải tác dụng phụ hay không? Hiệu quả điều trị thế nào?

Bước 2: Đưa ra lời khuyên cho khách hàng

Bước 2: Đưa ra lời khuyên cho khách hàng

Dược sĩ cần đưa ra các lời khuyên, hướng dẫn cho khách hàng để đảm bảo người bệnh dùng thuốc đúng cách và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu khách hàng tìm mua loại thuốc không phù hợp với các triệu chứng bệnh thì cần giải thích, tư vấn cho khách hàng mua loại thuốc đúng. Trong trường hợp cần thiết có thể tư vấn khách hàng phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế để đảm bảo sử dụng đúng thuốc.

Các thông tin mà dược sĩ cần cung cấp cho khách hàng ở bước này như dạng bào chế của thuốc, thành phần có trong thuốc, cách dùng và liều dùng. Đồng thời tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt trong khi sử dụng thuốc.

Bước 3: Lấy thuốc cho khách

Lấy thuốc và kiểm tra hạn sử dụng trước khi đưa cho khách. Trong trường hợp cần chia liều với nhiều loại thuốc có thể cắt và chia thuốc cho khách.

Đối với những loại thuốc không còn bao bì ngoài nên để thuốc vào những bao bì khác nhau. Các bao bì này phải đảm bảo kín. Trên các bao bì đựng sẽ ghi chú đầy đủ các thông tin về thuốc như tên, liều dùng, cách dùng,….

Bước 4: Thu tiền

Dược sĩ cần thông báo chi tiết giá của từng loại thuốc cho khách rồi tính tổng số tiền và tiến hành thu tiền. Cần sử dụng các công cụ hỗ trợ để đảm bảo tính đúng cho khách hàng.

Bước 5: Giao thuốc cho khách

Bước 5: Giao thuốc cho khách

Dược sĩ giao thuốc cho khách, đồng thời sẽ hướng dẫn sử dụng bằng lời nói và chỉ trên các thông tin đã được ghi trên bao bì. Giải thích các chi tiết về thuốc cho khách hàng nắm rõ như tác dụng, tương tác thuốc, liều dùng, cách dùng, hạn dùng, thời điểm dùng, đối tượng chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ có thể xảy ra, các chú ý khi sử dụng thuốc, cách bảo quản thuốc.

Bước 6: Ghi chép vào sổ sách

Sau khi đã hoàn thành quá trình bán thuốc cho khách hàng, nhân viên sẽ ghi chép các thông tin sau vào sổ sách: thông tin về người bệnh, thuốc đã bán, giá bán cùng một số thông tin liên quan khác tùy vào mỗi hiệu thuốc. Việc này sẽ giúp theo dõi được bệnh nhân, dễ dàng xử lý nếu có các sự cố phát sinh về sau.

Trên đây là 6 bước của quy trình bán lẻ thuốc không kê đơn. Dù bạn là nhân viên hay chủ quầy thuốc cũng nên nắm rõ để thực hiện đúng quy trình đảm bảo được việc bán hàng diễn nhanh chóng, chính xác, an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *