Quy chế kê đơn thuốc mà dược sĩ cần biết

quy chế kê đơn thuốc

Có nhiều loại thuốc sẽ chỉ được bán khi có đơn của bác sĩ. Chính vì vậy mà để thực hiện việc bán thuốc cho bệnh nhân một cách hiệu quả và an toàn thì người dược sĩ cần nắm vững quy chế kê đơn thuốc.  

Đơn thuốc là gì?

Đơn thuốc là gì?

>> Số đăng ký thuốc kê đơn và những điều cần biết

Trước khi tìm hiểu về các quy chế kê đơn thuốc, chúng ta cần phải biết được đơn thuốc là gì? Đơn thuốc là giấy chỉ định được kê cho bệnh nhân đễ chữa bệnh gồm tên thuốc, số lượng, liều dùng,… Nếu bệnh nhân không điều trị nội trú thì sẽ dùng đơn thuốc để mua thuốc và dùng theo đơn để điều trị tại nhà. Những người được phép kê đơn thuốc là những người có đủ khả năng, bằng cấp ngành y dược và cần phải có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh.

Quy chế kê đơn thuốc

Quy chế kê đơn thuốc

>> Quy trình bán thuốc không kê đơn

Quy chế kê đơn thuốc về hình thức:

  • Đối với đơn thuốc cho điều trị ngoại trú:

Người kê đơn thuốc sẽ ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh

  • Đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc đợt điều trị nội trú:

Nếu tiên lượng người bệnh cần dùng thuốc từ 1 đến đủ 7 ngày thì kê đơn thuốc tiếp vào sổ khám bệnh hoặc đợn thuốc của người bệnh và bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh

Nếu tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 7 ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại khoản 2 điều 5 thông tư 52/2017/TT-BYT hoặc chuyển tuyến cho bệnh nhân về cơ sở khám chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.

Quy chế về nội dung kê đơn thuốc:

  • Cần ghi rõ ràng, đầy đủ và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh
  • Cần ghi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của người bệnh
  • Nếu bệnh nhân là trẻ dưới 72 tháng tuổi thì cần ghi thêm thông tin về số tháng tuổi, cân nặng, tên người đưa trẻ đi khám chữa bệnh hoặc tên bố hoặc mẹ của trẻ.
  • Khi kê đơn thuốc cần phải ghi tên chung quốc tế hoặc tên thương mại. Nếu trong đơn thuốc có thuốc độc thì sẽ ghi thuốc độc trước các loại thuốc khác. Các thông tin cần ghi bao gồm tên thuốc, hàm lượng/ nồng độ, thể tích/ số lượng, đường dùng, liều dùng và thời điểm dùng thuốc.
  • Số lượng thuốc gây nghiện cần phải viết bằng chữ, chữ cái đầu viết hoa.
  • Nếu đơn thuốc có sửa chữa thì người kê đơn sẽ ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.

Quy chế kê đơn thuốc đối với thuốc gây nghiện

Quy chế kê đơn thuốc đối với thuốc gây nghiện

>> SOP bán thuốc kê đơn

  • Đơn thuốc “N” được sử dụng kê đơn thuốc gây nghiện tại cơ sở khám chữa bệnh có giường bệnh và được làm thành 3 bản lưu tại 3 nơi là: cơ sở khám chữa bệnh, sổ khám bệnh của bệnh nhân và cơ sở cấp, bán thuốc.
  • Đơn thuốc điều trị bệnh cấp tính có thuốc gây nghiện thì số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 7 ngày.
  • Khi kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn phải hướng dẫn người bệnh viết cam kết sử dụng thuốc gây nghiện. Đồng thời cơ sở khám chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc gây nghiện của cơ sở mình rồi gửi cho các bộ phận có liên quan được biết.

Quy chế kê đơn thuốc đối với thuốc gây nghiện để giảm đau cho bệnh nhân ung thư hoặc AIDS

  • Mỗi lần kê đơn thuốc không quá 30 ngày.
  • Người bệnh hoặc người đại diện của bệnh nhân cần viết cam kết sử dụng thuốc gây nghiện
  • Nếu đơn thuốc gây nghiện được kê cho bệnh nhân ung thư hoặc AIDS giai đoạn cuối tại nhà không thể đến cơ sở khám chữa bệnh thì cần phải có giấy xác nhận của trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi bệnh nhân đang cư trú. Xác nhận về việc người bệnh cần được tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện. Mỗi lần kê đơn chỉ được kê không quá 10 ngày.

Quy chế kê đơn thuốc đối với thuốc tiền chất, thuốc hướng thần

  • Đơn thuốc “H” tương tự như đơn thuốc “N” sẽ có 3 bản lưu tại 3 nơi là cơ sở khám chữa bệnh, trong sổ khám bệnh và ở cơ sở cấp, bán thuốc
  • Với bệnh cấp tính thì đơn thuốc sử dụng tối đa trong 10 ngày
  • Với bệnh mãn tính thì đơn thuốc sử dụng tối đa trong 30 ngày
  • Với người có bệnh động kinh, bệnh tâm thần sẽ kê đơn theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa. Đồng thời người kê đơn thuốc sẽ quyết định xem người lĩnh đơn thuốc có phải là bệnh nhân hay không.

>> Tìm hiểu danh mục thuốc không kê đơn

Quy chế về thời hạn đơn thuốc có giá trị lĩnh, mua thuốc

  • Đơn thuốc có giá trị lĩnh, mua thuốc trong thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày kê đơn thuốc
  • Đơn thuốc được bán tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc
  • Thời gian lĩnh hoặc mua đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị có ghi trong đơn. Đối với đợt 2, đợt 3 trước 1 đến 3 ngày của đợt điều trị. Trong trường hợp rơi vào ngày nghỉ có thể lĩnh hoặc mua ngày liền trước hoặc liền sau của ngày nghỉ.

Quy chế về mức xử phạt các hành vi vi phạm

  • Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng với hành vi “bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc”
  • Áp dụng đồng thời xử phạt bổ sung “Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 6 đến 9 tháng nếu bán vắc xin hoặc bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc”.

Trên đây là các quy chế kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú mà dược sĩ cần nắm rõ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp các dược sĩ phân biệt được đơn thuốc thật, giả, thời hạn đơn thuốc có giá trị lĩnh, mua để bán thuốc đúng thuốc cho đúng người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *