Điều kiện mở phòng khám chăm sóc răng miệng

Tiêu chuẩn về chủ thể mở phòng khám nha khoa

Thủ tục và điều kiện mở phòng khám chăm sóc răng miệng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Việc mở phòng khám nha khoa kinh doanh tưởng chừng như là điều vô cùng dễ dàng nhưng nếu không nắm rõ các thủ tục, quy định cần thiết ngay từ ban đầu, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng tới công việc kinh doanh về sau.

Dưới đây DUOCSI.ONLINE sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin cần thiết liên quan tới thủ tục và điều kiện mở phòng chăm sóc răng miệng.

Các điều kiện mở phòng khám chăm sóc răng miệng

Nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện, chủ phòng khám nha khoa khi có ý định mở kinh doanh cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

Chủ thể mở phòng khám

 Tiêu chuẩn về chủ thể mở phòng khám nha khoa

Tiêu chuẩn về chủ thể mở phòng khám nha khoa

>>Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Điều kiện mở phòng khám chăm sóc răng miệng đầu tiên chính là lựa chọn chủ thể mở phòng khám. Về mặt hình thức, chủ thể cần phải có đầy đủ tư cách vận hành hoạt động kinh doanh của phòng khám bao gồm hai loại là công ty và hộ cá thể. Để lựa chọn được chính xác tư cách chủ thể, chủ phòng khám cần phải cân nhắc và đánh giá dựa vào quy mô hoạt động của phòng chăm sóc răng miệng.

  • Với quy mô vừa và nhỏ, không cần mở nhiều chi nhánh và hoạt động trên khắp cả nước, tư cách hộ cá thể chính là sự lựa chọn hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn có thể giảm thiểu được tối đa các thủ tục, điều kiện để mở phòng khám chăm sóc răng miệng, tối ưu được các chi phí, cắt giảm được một số loại thuế và sổ sách
  • Với quy mô lớn, hoạt động bài bản trên nhiều tỉnh thành cả nước, bạn nên đăng ký chủ thể là công ty. Việc đăng ký dưới tư cách là công ty sẽ giúp chủ phòng khám dễ dàng tạo dựng được một thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng, dễ dàng mở rộng mạng lưới khách hàng, tạo niềm tin, hợp tác được với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác.

Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất trong phòng khám chăm sóc răng miệng

Cơ sở vật chất trong phòng khám chăm sóc răng miệng

>> Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách

  • Vệ địa chỉ phòng khám chăm sóc răng miệng, chủ phòng khám cần phải đảm bảo được rằng địa chỉ phòng khám rõ ràng và nằm tách biệt với hộ gia đình. Nếu vị trí đó do chủ phòng khám sở hữu, thì phải chứng minh được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nếu địa chỉ đó là thuê thì cần phải chứng minh được hợp đồng thuê với chủ sở hữu đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất.
  • Việc sử dụng các thiết bị bức xạ, phòng khám cần phải tuân thủ theo những quy định trong việc an toàn bức xạ của pháp luật
  • Về hoạt động cấy ghép răng, chủ thể của phòng khám chăm sóc răng miệng cần phải minh chứng được khu vực riêng có đủ diện tích và dụng cụ kỹ thuật để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh này
  • Phòng khám chăm sóc răng miệng cần phải có hơn một ghế răng, diện tích mỗi ghế răng cần phải đảm bảo tối thiểu là 5m2
  • Việc khử trùng và vệ sinh trong phòng khám nha khoa cần phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Để dễ dàng trong khử trùng các đồ dùng y tế tái sử dụng, phòng khám cần phải bố trí một khu vực riêng được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất, thiết bị khử trùng. Nếu không có khu vực riêng, các phòng khám cũng cần phải ký hợp đồng với bên thứ ba để khử trùng.

Đáp ứng điều kiện về trang thiết bị y tế

Một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu khi mở phòng khám chăm sóc răng miệng chính là trang thiết bị y tế.

  • Thiết bị và dụng cụ y tế cần phải có đầy đủ tương ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám nha khoa đăng ký
  • Thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu chuyên khoa cần phải luôn luôn trang bị đầy đủ
  • Phòng khám cần phải bắt buộc có thùng rác y tế, khu vực xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn theo pháp luật.

Một số khoản chi cơ bản trong phòng khám chăm sóc răng miệng

Chi phí mở phòng khám nha khoa

Chi phí mở phòng khám nha khoa

>> Quy trình nha khoa chăm sóc răng miệng đúng chuẩn

Chi phí mở một phòng khám chăm sóc răng miệng gồm rất nhiều loại chi phí, từ chi phí đầu tư cố định ban đầu cho tới vô vàn các khoản chi phí vận hành khác. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số chi phí bạn cần lưu ý:

  • Chi phí về tiền lương: Tùy thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm của các nhân viên trong phòng khám mà chi phí tiền lương sẽ khác nhau
  • Chi phí vật tư trang thiết bị: Đây là chi phí bao gồm mua các loại máy móc, trang thiết bị nha khoa cố định ban đầu và chi phí sử dụng các vật liệu nha khoa
  • Chi phí mặt bằng: Phòng khám chăm sóc răng miệng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào địa điểm, quy mô của phòng khám

Trên đây là một số thông tin xoay quanh thủ tục và điều kiện mở phòng khám chăm sóc răng miệng mà DUOCSI.ONLINE muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những chủ thể đang muốn thành lập phòng khám nha khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *