Chăm sóc răng miệng người già là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Người cao tuổi thường dễ mắc một số bệnh gây ảnh hưởng tới răng miệng, tuy nhiên nhiều người lại không quan tâm tới vấn đề này. Bài viết này DUOCSI.ONLINE sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách.
Những tổn thương răng miệng xảy ra ở người cao tuổi
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng người già, bạn cần hiểu rõ những tổn thương về răng miệng ở những người cao tuổi. Dưới đây là một số tổn thương bạn cần lưu ý:
Tổn thương ở răng
Tổn thương răng khi về già
Một số tổn thương răng miệng có thể xảy ra ở người lớn tuổi như mòn, sứt mẻ ở mặt nhai, tủy răng gặp tình trạng xơ teo, dinh dưỡng cho răng bị kém, mật độ tế bào thưa, răng bị giòn và trở nên dễ gãy mẻ. Ngoài ra còn có thể xảy ra tình trạng tăng tạo xê măng ở chân răng, dễ bị sâu ở phần chân răng, tụt nướu, giảm tiết nước bọt và khả năng nhai cũng bị giảm sút.
Chứng khô miệng
Người cao tuổi thường gặp các chứng khô miệng do tác động của một số loại thuốc điều trị các bệnh lý toàn thân hoặc do xạ trị tại các vùng đầu, mặt và cổ. Khô miệng là tình trạng dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng miệng có thể gây cảm giác đau, khó ăn hoặc khó nuốt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những người cao tuổi, tổng lưu lượng nước bọt không bị thụt giảm so với trước đây. Tuy nhiên nhiều người cao tuổi vẫn mắc phải tình trạng khô miệng. Nguyên nhân có thể do các bệnh toàn thân, việc sử dụng thuốc hoặc xạ trị.
Tổn thương niêm mạc miệng
Tổn thương niêm mạc miệng ở người già
Nếu chăm sóc răng miệng người già không đúng cách và cẩn thận, có thể dẫn tới tình trạng niêm mạc miệng bị teo mỏng dần, mất đi tính đàn hồi và dễ bị chấn thương, nhiễm khuẩn.
Bệnh toàn thân và việc sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh cũng có thể làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương dạng bóng nước, viêm loét, nhiễm khuẩn. Vì vậy người già cũng cần phải thường xuyên thăm khám định kì để phát hiện và điều trị sớm các bệnh niêm mạc miệng ở người cao tuổi.
Cách chăm sóc răng miệng người già
Khi đã nắm được những tổn thương răng miệng có thể xảy ra ở những người cao tuổi, chúng ta cần biết cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách:
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những cách chăm sóc răng miệng cho người già cần phải được quan tâm. Đối với người cao tuổi, các loại rau, trái cây tươi chính là nguồn cung cấp nhiều sinh tố cho cơ thể, cho răng và lợi nói chung. Thời điểm tốt nhất để ăn các loại thực phẩm này chính là trước bữa ăn chính một tiếng đồng hồ.
Người cao tuổi chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa ăn và sau đó phải súc miệng, chải răng ngay, không nên để thức ăn lưu lại trên răng và lợi. Chính điều này sẽ là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men và tạo ra chất acid phá hủy men răng dẫn tới tình trạng sâu răng.
Chăm sóc răng miệng ông bà, cần bổ sung đầy đủ các chất như đạm có trong thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu cùng các loại trái cây để bổ sung thêm vitamin và muối khoáng, từ đó giúp cho răng luôn chắc khỏe. Người cao tuổi cũng cần uống đủ nước và không nên ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây tổn thương cho nướu và lợi.
Một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý là cách chăm sóc răng miệng người già tốt nhất. Không nên sử dụng quá nhiều thức ăn đã chế biến sẵn, các loại thức ăn giàu bột đường và dễ lên men để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng người già, nhất định không được bỏ qua công việc chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu người già đang mang hàm giả có thể tháo lắp thì nên tháo ra khi đi ngủ, ngâm hàm trong nước hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh.
Loại trừ mảng bám trong các khe răng được xem là phương pháp vô cùng hiệu quả giúp vệ sinh chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi. Một số người già gặp tình trạng tụt nướu lộ mặt chân răng với nhiều hình thể phức tạp, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên cần đặc biệt giữ gìn vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng.
Kiểm tra răng miệng định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ
Vấn đề chăm sóc răng miệng người già luôn rất quan trọng và cần phải được đặt lên hàng đầu. Người cao tuổi nên có các kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để và an toàn trước khi bước vào tuổi 60.
Những chiếc răng bị sâu nên hàn lại, nếu mất răng nên trồng lại răng giả mới. Bởi lẽ càng lớn tuổi thì sức khỏe càng kém nên việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn, khiến cho việc điều trị nha khoa cũng gặp khó khăn. Người cao tuổi cần kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm các bệnh về răng miệng.
Trên đây là một số chia sẻ của DUOCSI.ONLINE về cách chăm sóc răng miệng người già đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng miệng ông bà, người già.