Cách chăm sóc răng miệng khi mang thai

Vì sao cần chăm sóc răng miệng khi mang thai?

Chăm sóc răng miệng khi mang thai cũng là vấn đề cần được các mẹ bầu quan tâm. Bên cạnh việc tập trung chăm lo bữa ăn, giấc ngủ hay sức khỏe thai kỳ, để chào đón bé yêu của mình khỏe mạnh chào đời, việc chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai cũng là vấn đề quan trọng. Hãy cùng DUOCSI.ONLINE tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu các vấn đề sức khỏe răng miệng cho phụ nữ mang thai.

Vì sao cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng khi mang thai?

Vì sao cần chăm sóc răng miệng khi mang thai?

Vì sao cần chăm sóc răng miệng khi mang thai?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ sẽ có nhiều biến đổi cộng thêm với những xáo trộn trong thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến các mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh về răng miệng như sâu răng, bệnh viêm nướu hay viêm nha chu… hơn so với người bình thường.

Chính vì vậy việc chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai cần phải được đặc biệt quan tâm, hạn chế, phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng trong thời kỳ thai nghén.

>> Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai như thế nào?

Tuy biết rằng trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu thường rất mệt mỏi, khó chịu nhất là khi ốm nghén. Nhiều mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng nôn ọe, cơ thể mệt mỏi, gần như kiệt sức. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa tình trạng sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu….

Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

>> Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách

Mẹ bầu cần đảm bảo duy trì cách chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách:

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ
  • Lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluoride.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc khi thấy bàn chải có dấu hiệu cũ, lông bàn chải bị tưa.
  • Làm sạch các mảng bám và thức ăn thừa bằng chỉ nha khoa mỗi ngày
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn
  • Trong giai đoạn mang thai bị ốm nghén, sau mỗi lần các mẹ bầu nôn cần súc miệng sạch lại bằng nước sạch để giảm thiểu lượng axit có trong miệng.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

>> Quy trình nha khoa chăm sóc răng miệng đúng chuẩn

Chăm sóc răng miệng khi mang thai mẹ bầu cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ về số lượng và chất lượng. Chế độ ăn uống của mẹ bầu cần phải cân bằng, đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các loại khoáng chất. Nên bổ sung đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Đặc biệt, các mẹ cần phải bổ sung thêm các khoáng chất như canxi, photpho… hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn quá ngọt, các loại đồ uống có gas để tránh tình trạng làm suy yếu răng.

Khám nha khoa thường xuyên

Đi khám nha khoa thường xuyên

Đi khám nha khoa thường xuyên

>> Điều kiện mở phòng khám chăm sóc răng miệng

Trong thai kỳ, các mẹ bầu vẫn nên duy trì thói quen khám nha khoa thường xuyên như lúc chưa mang bầu. Nhất là khi thấy có những dấu hiệu bất thường về răng miệng như bệnh sưng lợi, đau răng, chảy máu chân răng…

Khám răng thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu có thể kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng để có thể kịp thời xử lý.

Một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng khi mang thai

Lưu ý khi mẹ bầu chăm sóc răng miệng

Lưu ý khi mẹ bầu chăm sóc răng miệng

>> Top 6 sản phẩm chăm sóc răng miệng tốt nhất hiện nay

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường về răng lợi như viêm nướu, sâu răng, các mẹ bầu cần phải đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời, đúng cách. Một số lưu ý dưới đây bạn cần nắm rõ:

Lấy cao răng thường xuyên

Chăm sóc răng miệng khi mang thai nhất định không được bỏ qua việc lấy cao răng. Cao răng thường là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại và được coi là nguyên nhân chính dẫn tới những bệnh nguy hiểm về răng miệng. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng nên thường xuyên lấy cao răng, định kỳ 3-6 tháng 1 lần.

Điều trị bệnh răng miệng đúng cách

Với những mẹ bầu bị mắc các bệnh viêm nhiễm vùng răng miệng thì cần phải được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ. Các mẹ bầu cần tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị dân gian nào.

Chăm sóc răng miệng khi mang thai là điều vô cùng quan trọng, giúp các mẹ bầu có thể tránh được những vấn đề lớn về răng miệng. Mẹ bầu không nên chủ quan với sức khỏe răng miệng của bản thân mình. Chăm sóc răng miệng ngay từ sớm và thực hiện các giải pháp phòng ngừa chính là yếu tố vô cùng cần thiết để mỗi mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh.

>> Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng người già

Lựa chọn thời điểm thích hợp để điều trị

Khi có những dấu hiệu về các bệnh răng miệng cần được điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên các mẹ cũng cần lựa chọn thời điểm can thiệp thích hợp nhất, đặc biệt cần chú ý kĩ lưỡng trong 3 tháng đầu. Nên thực hiện các can thiệp hoặc giải pháp điều trị vào thời điểm tháng thứ 5 - 7 của thai kỳ.

Trên đây là một số chia sẻ của DUOCSI.ONLINE về cách chăm sóc răng miệng khi mang thai. Hy vọng những thông tin này sẽ cần thiết với các phụ nữ mang thai, giúp các mẹ có sức khỏe tốt trong thai kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *