Cách kê đơn thuốc kháng sinh

cách kê đơn thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc trong danh sách cần phải kê đơn mới được bán và sử dụng. Cách kê đơn thuốc kháng sinh cần phải dựa trên chẩn đoán và phối hợp thuốc một cách thận trọng.

Nguyên tắc kê đơn thuốc kháng sinh

Nguyên tắc kê đơn thuốc kháng sinh

>> Quy định về bán thuốc kê đơn

  • Tuyệt đối không được tự ý kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân khi chưa qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng
  • Thuốc kê đơn kháng sinh chỉ được kê đơn khi có kết luận dự phòng hoặc chữa trị bội nhiễm ở người bệnh
  • Chỉ kê đơn thuốc kháng sinh khi cơ thể bị nhiễm khuẩn: nóng, sưng, đỏ đau buốt, bệnh nhiễm khuẩn dài ngày không khỏi
  • Chỉ kê cho bệnh nhân sử dụng trong 5 – 7 ngày, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc cách xa bữa ăn
  • Nếu uống 1 ngày nếu đỡ 90% thì uống thêm 2 ngày nữa
  • Nếu uống 3 ngày nếu đỡ 90% thì uống thêm 2 ngày nữa
  • Nếu uống 5 ngày không thấy đỡ thì cần kê thuốc kháng sinh nhóm khác cho bệnh nhân
  • Trong thời gian ngắn không sử dụng kháng sinh lặp lại
  • Thuốc kê đơn kháng sinh chỉ được uống với nước lọc, không được uống cùng nước có ga
  • Có thể kê thêm một số vitamin và thuốc bổ gan trong đơn thuốc kháng sinh

Cách kê đơn thuốc kháng sinh

Cách kê đơn thuốc kháng sinh

>> Các thông tư thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

Để kê đơn thuốc kháng sinh có thể tuân theo quy trình sau

  1. Chẩn đoán và xác định đúng bệnh

Cần phải chẩn đoán và xác định đúng bệnh thông qua các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm phi lâm sàng và lịch sử dùng thuốc của bệnh nhân. Từ đó có thể xác định được mục tiêu điều trị chính, phụ, trước, sau.

  1. Lựa chọn loại thuốc phù hợp với bệnh nhân

Lựa chọn loại thuốc kháng sinh hiệu quả, an toàn và phù hợp với bệnh nhân nhất.

  1. Kê đơn thuốc khi có chỉ định rõ ràng

Không nên kê quá nhiều thuốc trong một đơn thuốc. Nên kê càng ít loại thuốc càng tốt để tránh tình trạng bị tương tác thuốc. Trong đơn thuốc cần phải có đầy đủ các thông tin họ tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân (nếu có), ghi rõ ngày, tháng, năm đơn thuốc được kê. Phần nội dung tên thuốc, hàm lượng, và liều dùng cần phải ghi cả bằng số và bằng chữ. Người kê đơn cần phải ký và ghi rõ họ tên vào đơn thuốc

  1. Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc

Người kê đơn thuốc kháng sinh cần phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân cách dùng thuốc. Trong trường hợp cần phải sử dụng công cụ hỗ trợ để đưa thuốc vào cơ thể thì phải hướng dẫn cụ thể, nếu cần thiết có thể cùng làm với bệnh nhân. Cần dặn bệnh nhân phải kiêng cữ những gì.

  1. Nói cho bệnh nhân biết về các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc

Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Cần hướng dẫn người bệnh phát hiện những triệu chứng của phản ứng không mong muốn và cách xử lý

Cần hẹn ngày khám lại với bệnh nhân

  1. Theo dõi hiệu quả điều trị

Sau khi bệnh nhân dùng thuốc kê đơn kháng sinh, hoặc là người bệnh không quay lại có thể là do đơn thuốc đã có hiệu quả. Hoặc là người bệnh quay lại do đơn thuốc không hiệu quả. Lúc này cần phải tìm hiểu lý do vì sao đơn thuốc kháng sinh không hiệu quả: thuốc không an toàn, hiệu quả, người bệnh không chịu được những tác dụng phụ,…Sau khi biết rõ lý do sẽ tiến hành khám lại hoặc kê đơn lại.

Nhóm thuốc kháng sinh kê đơn

Nhóm thuốc kháng sinh kê đơn

>> Quy chế kê đơn thuốc mà dược sĩ cần biết

Hiện nay có 7 nhóm thuốc kháng sinh kê đơn thường được dùng để chữa trị bệnh lý:

Nhóm Beta – Lactam

Được chỉ định để diệt vi khuẩn.

  • Dùng để chữa trị một số nhiễm khuẩn do vi khuẩn gam (-) và gram (+)
  • Nhiễm khuẩn xương cơ, da, mô mềm, niệu đạo, sinh dục, viêm cầu thận cấp, viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày, ruột, bàng quang
  • Một số nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và trên

Nhóm Macrolid

Được chỉ định để diệt vi khuẩn.

  • Dùng để chữa trị một số nhiễm khuẩn do vi khuẩn gam (-) và gram (+)
  • Nhiễm khuẩn xương cơ, da, mô mềm, niệu đạo, sinh dục, viêm cầu thận cấp, viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày, ruột, bàng quang
  • Một số nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và trên

Nhóm Lincomycin

Dùng để điều trị viêm đường tiết niệu, khớp, mô mềm, da, tai mũi họng và sinh dục

Nhóm Tetracyclin (Doxycyclin)

Dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, hô hấp dưới, lỵ amib, sinh dục, đau mắt đỏ, niệu đạo, viêm tai ngoài, đau mắt hột

Nhóm Phenicol (Clorocid)

Dạng bào chế thành viên 250mg thì được dùng để chữa trị một số rối loạn tiêu hóa và đau bụng đi ngoài

Dạng bào chế nước 0.4% được dùng để nhỏ mắt, chữa đau mắt.

Nhóm Quinolon

Có tác dụng điều trị các bệnh:

  • Viêm đường tiết niệu sinh dục
  • Viêm tai, đau mắt đỏ
  • Viêm họng nặng, viêm thanh quản, viêm phổi

Nhóm Sulfamid

Dùng để điều trị một số nhiễm khuẩn ruột như:

  • Tiêu chảy do tất cả các nguyên nhân
  • Viêm lỗ hậu môn
  • Viêm đại tràng
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm họng ngứa cổ
  • Viêm phần phụ
  • Lỵ amib, trực tràng

Trên đây là cách kê đơn thuốc kháng sinhnhóm thuốc kháng sinh kê đơn. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *